Nước trên Trái Đất Tự_nhiên

Bài chi tiết: Nước

Nước là một hợp chất hóa học được cấu tạo từ hydrooxy và là nguồn sống thiết yếu cho tất cả sinh vật.[26] Ở dạng sử dụng thông thường, nước được xem chỉ ở dạng lỏng hoặc trạng thái lỏng, nhưng nước cũng có thể tồn tại ở trạng thái rắn, băngkhí như hơi nước. Nước bao phủ 71% bề mặt Trái Đất.[27] Trên Trái Đất, nước phân bố chủ yếu trong các đại dương và các vực nước lớn khác, chỉ có 1,6% tồn tại trong các tầng chứa nước và 0,001% trong khí quyển ở dạng hơi, mây và hoạt động giáng thủy.[28][29] Các đại dương chiếm giữ 97% nước mặt, sông băngchỏm băng ở hai cực chiếm 2,4%, và các dạng nước mặt khác trong sông, hồ và ao chiếm 0,6%. Ngoài ra, còn một lượng nhỏ nước trên Trái Đất tồn tại trong các cơ thể sinh học và những sản phẩm tổng hợp.

Quang cảnh thác Iguazu giữa biên giới BrasilArgentina

Đại dương

Các đại dương
trên Trái Đất

Đại dương toàn cầu
Bài chi tiết: Đại dương
Quang cảnh Đại Tây Dương nhìn từ Leblon, Rio de Janeiro.

Đại dương là vực chứa nước mặn lớn, và là thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất (một vùng trải rộng với diện tích 361 triệu kilomet vuông) được bao phủ bởi đại dương. Các đại dương là các vực nước liên tục, thông thường được chia thành các đại dương chính và các biển nhỏ hơn. Hơn phân nửa khu vực này có độ sâu hơn 3.000 mét. Độ mặn trung bình của đại dương khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%), và gần như toàn bộ nước biển có độ mặn dao động trong khoảng 30 đến 38 ppt. Nhìn chung thì các đại dương được xem là 'tách biệt', nhưng những vùng nước này lại liên kết với nhau tạo nên một đại dương toàn cầu.[30][31] Khái niệm về đại dương toàn cầu đề cập đến một vực nước liên tục với khả năng trao đổi tương đối tự do giữa các thành phần quan trọng của nó trong hải dương học.[32]

Sự phân chia những đại dương chính được xác định một phần bởi các lục địa, nhiều quần đảo, và các tiêu chí khác: kết quả của sự phân chia (thứ tự giảm dần theo diện tích), gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng DươngBắc Băng Dương. Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là biển, vịnh, và các tên gọi khác. Cũng có từ hồ muối dùng để chỉ các vực nước nhỏ hơn không được liên kết với các đại dương mà chứa nước mặn, ví dụ như biển Aralhồ Muối Lớn.

Hồ

Bài chi tiết: Hồ
Hồ Mapourika, New Zealand

Hồ là một vực chứa nước trên bề mặt đất nằm ngay trung tâm của một bồn trũng. Trên Trái Đất, vực nước được xem là hồ khi nó nằm trên đất liền, không có phần nào liên quan đến đại dương, nó sâu hơn và rộng hơn ao, và được sông cung cấp nước.5[33] Một thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất được biết đang ẩn náu các hồ là Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, có những hồ chứa etan và đa phần có thể còn pha trộn thêm metan. Dù bề mặt Titan bị chia cắt bởi một lượng lớn đáy sông, nhưng không thể biết được các hồ của Titan có được các sông này chu cấp hay không. Các hồ tự nhiên trên Trái Đất thường được tìm thấy ở các vùng núi, đới tách giãn, và các vùng có băng hà gần đây. Các dạng hồ khác được tìm thấy trong các lòng chảo nội lục hoặc dọc theo các đoạn sông trưởng thành. Ở nhiều nơi trên thế giới, có nhiều hồ là do các kiểu thoát nước hỗn tạp tồn tại từ thời kỳ băng hà gần đây nhất. Tất cả các hồ tồn tại một cách tương đối theo thời gian địa chất, vì chúng sẽ bị lấp đầy chầm chậm bởi trầm tích hoặc tràn ra khỏi lưu vực chứa nó.

Ao

Bồn Westborough (Mill Pond) ở Westborough, Massachusetts.
Bài chi tiết: Ao

Ao là một vực nước đứng (không chuyển động), tự nhiên hoặc nhân tạo, thường nhỏ hơn hồ. Nhiều kiểu vực nước nhân tạo kích thước khác nhau cũng được xếp vào ao, như các vườn nước được thiết kế cho nghệ thuật trang trí thẩm mỹ, ao cá cho việc nuôi cá, và ao năng lượng được thiết kế cho việc trữ nhiệt. Ao và hồ được phân biệt với các suối thông qua vận tốc dòng chảy. Trong khi các dòng chảy trong suối dễ dàng quan sát, thì ao và hồ có các vi dòng chảy được điều khiển bởi các dòng nhiệt và những cơn gió thoảng nhẹ. Đây chính là những đặc điểm phân biệt ao với nhiều vùng đất ngập nước khác, như vũng suốibể thủy triều.

Sông

Bài chi tiết: Sông
Sông Nin ở thủ đô Cairo, Ai Cập.

Sông là một nguồn nước tự nhiên,[34] thường là nước ngọt, chảy vào đại dương, hồ, biển hoặc một sông khác. Trong vài trường hợp, sông chảy ngầm dưới đất hoặc bị khô hoàn toàn trước khi đổ vào một vực nước khác. Các sông nhỏ có thể được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, như: suối, kênh, rạch, ngòi, lạch; không có nguyên tắc chung để định nghĩa thế nào là con sông. Nhiều tên gọi cho các sông nhỏ cũng tùy theo vị trí địa lý; ví dụ như Burn ở Scotland và Đông Bắc Anh. Đôi khi sông được cho là lớn hơn một con lạch, nhưng không phải lúc nào cũng đúng trong mọi trường hợp, còn tùy vào những ý ngẫm mơ hồ của ngôn ngữ.[35] Sông là một phần của chu trình nước. Nước trong sông thường tụ lại từ hoạt động giáng thủy chảy tràn trên bề mặt, xuất lộ của nước ngầm, suối, và giải phóng từ các dạng chứa nước khác trong tự nhiên như băng tuyết, sông băng.

Suối

Chiều trên suối Lê Nin ở Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng
Bài chi tiết: Suối

Suối là một vực nước chảy được xác định trong giới hạn của đáybờ suối. Hoa Kỳ định nghĩa suối là vực nước có bề rộng nhỏ hơn 18 met. Suối đóng vai trò quan trọng là mao dẫn của vòng tuần hoàn nước, công cụ của bổ cấp nước ngầm, và là hành lang cho cá và các loài động vật hoang dã di cư. Những cảnh quan sinh học lân cận dòng suối được gọi là vùng ven. Với hiện trạng đang diễn ra về tuyệt chủng Holocen, các dòng suối đóng vai trò quan trọng như một hành lang liên kết các môi sinh bị chia cắt và những vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu về suối và vực nước nhìn chung liên quan đến nhiều nhánh liên ngành của khoa học tự nhiên và kỹ thuật như thủy văn học, địa mạo bồi tích, thủy sinh thái học, ngư sinh thái học, ven sinh thái học,...